Thông thường, khi có nhu cầu luyện thi IELTS học viên được chia thành hai nhóm sau: một nhóm luyện quá sớm và một nhóm luyện quá trễ.
Nhóm luyện sớm thường có tâm lý không tự tin, nghĩ rằng IELTS rất khó nên bỏ ra thời gian hơn 6 tháng học hết các lớp IELTS từ cơ bản đến nâng cao tại các trung tâm. Còn một lý do nữa để các bạn theo học các lớp nhóm dài hạn này là vì các bạn (hay gia đình các bạn) muốn “tiết kiệm học phí” . Nhưng tính già thường hóa non! Và kết quả là, khi sắp đến ngày thi, các bạn trong nhóm này thường được đề nghị học thêm các lớp luyện thi cấp tốc để học kỹ năng làm bài thi điểm cao mà đáng lẽ rằng, các bạn nên được dạy và luyện các kỹ năng làm bài này song song với việc nâng cao 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết! Nếu các bạn không tham gia các khóa này, mà “khăn gói” đi thi ngay, số bạn đạt IELTS trên 5.5 cũng rất hiếm hoi, dù các bạn này phải bỏ thời gian học rất dài!
Nhóm luyện trễ thường do các “lý do cá nhân”(chủ yếu là quá lười, quá tự tin hoặc quyết định đi du học quá đột ngột) “đợi nước đến chân mới nhảy”, các bạn muốn đạt một số điểm IELTS nhất định (thông thường hơn 5.0) trong thời gian ít hơn 2 tháng. Và thế là, điều gì đến sẽ đến, các bạn phải “ăn IELTS, ngủ IELTS, uống IELTS thậm chí đêm còn nằm mơ thấy Academic word list của IELTS”. Điều tệ nhất không phải là vì các bạn phải học tập quá vất vả mà còn phải phải trả một mức học phí “choáng váng” tại các trung tâm lớn, mà số lượng giáo viên uy tín, đủ kinh nghiệm và nhiệt tình để “nâng điểm” một cách thần kỳ cho các bạn trong thời gian ngắn, quả thật, chỉ đếm được trên đầu ngón tay!
Vì vậy, lời khuyên cho các bạn chưa rơi vào nhóm 1 hoặc nhóm 2 là, để tránh tiền mất tật mang, các bạn nên có kế hoạch học IELTS hợp lý trong vòng 2 đến 6 tháng nhằm tránh rơi vào 2 nhóm trên cũng như phải đối mặt với muôn vàn khó khăn “bất khả kháng” như: nghỉ học thường xuyên vì nhiều nguyên nhân (thời tiết xấu, bận việc cá nhân, khó khăn trong quá trình di chuyển đi lại như kẹt xe, nhà quá xa, lịch học/làm việc chính quy thay đổi…) dẫn đến khóa học hao hụt mất 50% hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu các bạn không may rơi vào trường hợp của nhóm 1, thì lời khuyên là, hãy đứng vững trên chính đôi chân của mình! Hãy lập ra lịch học thuận lợi cho các bạn làm và sửa lỗi ít nhất 1 practice test mỗi tuần, và ôn lại các kiến thức đã học trong khóa học, liên tục trong 1 tháng (mỗi ngày tự luyện 1 kỹ năng của IELTS ít nhất 2 tiếng) và cuối cùng là tự tin vào chính mình và đăng ký đi thi ngay!
Nếu các bạn rơi vào nhóm 2, hãy quyết tâm cao độ và tìm cho mình một khóa học 1 kèm 1 với giáo viên kinh nghiệm, uy tín, mức học phí hợp lý và chương trình học có cam kết “rõ ràng, đáng tin cậy”. Và điều quan trọng nhất ở người Giáo Viên bạn sắp “gửi gấm” thời gian ít ỏi và “hy vọng mong manh” của các bạn là Thầy Cô phải “có tâm, có tầm”. “Có tâm” để biết cách động viên tinh thần giúp các bạn vượt quá quá trình “nhồi sọ” sắp tới. Và “có tầm” để dẫn dắt các bạn đi đúng hướng, giúp các bạn nhận ra rằng “IELTS cũng dễ thôi mà!”
Thật ra, kỳ thi IELTS cũng chỉ là một khó khăn “bé nhỏ” trong cuộc sống rất dài, rất rộng và rất trẻ của các bạn. Thi IELTS điểm cao chắc chắn không phải là đích đến cuối cùng của học viên. Mà, điều quan trọng hơn là rèn luyện và phát triển 4 kỹ năng nghe nói đọc viết của các bạn. Điều này rất quan trọng, vì mỗi % các kỹ năng còn yếu sẽ được trả giá bằng sự hao hụt mỗi nghìn đô chi phí các bạn đóng cho các khóa học ở nước ngoài sau khi ra nước ngoài(vì 4 kỹ năng không tốt không thể tiếp thu kiến thức từ giảng viên bản xứ trong suốt khóa học).
Tóm lại, dù trong hoàn cảnh nào, với sự quyết tâm, sáng suốt, cầu tiến và bền bỉ của một learner, các bạn nhất định sẽ đạt được điều mình muốn! Hãy luôn là ánh sáng trên chính bản thân mình!
Xem thêm: Bí kíp thi IELTS ngày 11/08/2018
bài tập IELTS
Kinh nghiệm học TOEIC đạt 600+
0 nhận xét:
Đăng nhận xét